Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng xử lý và giải quyết những vấn đề/ tình huống bất ngờ, phát sinh ngoài mong muốn. Đây còn được biết đến là một trong những kỹ năng tổng hợp các hoạt động xác định, phân tích và đánh giá những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt lẫn trong công việc và học tập. Dựa vào đó, con người có thể nghĩ ra hướng giải quyết linh hoạt và phù hợp nhất đối với từng hoàn cảnh. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Dù là ai hay ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào đều có thể phải đối mặt với những vật cản, trở ngại đến từ đời sống. Do đó, dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề ngay từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển được sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn và thử thách trong tương lai.
>>> Xem thêm:
- TOP 12+ Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết: Nên Rèn Từ Sớm
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua các tình huống thực tế
- 11 bí quyết giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nói chuyện trước đám đông tự tin
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? (Nguồn: ISSP)
Tại sao kỹ năng giải quyết vấn đề lại quan trọng đối với trẻ?
Trẻ em phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau hàng ngày, từ những khó khăn trong học tập đến các vấn đề trên sân thể thao. Tuy nhiên, rất ít trẻ biết cách để giải quyết những vấn đề đó. Những đứa trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ bắt đầu lúng túng và hành động một cách tự phát, không nằm trong suy nghĩ và lựa chọn của chúng. Ví dụ, một đứa trẻ có thể đánh bạn chen ngang trước mặt vì trẻ không biết phải làm gì khác. Các vấn đề phát sinh bất ngờ sẽ giúp trẻ xây dựng tính cách, khả năng tự chữa lành những vết thương và rèn luyện sự kiên trì. Những tình huống khó khăn đó sẽ cho trẻ có cơ hội để nhìn nhận mọi thứ theo một góc nhìn khác đi và thực hiện giải quyết chúng theo một cách hoàn toàn mới. Một đứa trẻ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề thường sẽ từ chối khám phá những điều mới, có thể hoàn toàn phớt lờ một số tình huống hoặc hành động nóng nảy, hấp tấp khi gặp một vấn đề.
>>> Xem thêm:
- Hiểu đúng và dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non từ sớm
- Dạy 10 kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi tự lập từ nhỏ
- Lợi ích và các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
- 10+ kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phát triển toàn diện
Kỹ năng giải quyết vấn đề có thực sự quan trọng đối với trẻ? (Nguồn: ISSP)
Nếu một đứa trẻ có thể tự mình giải quyết vấn đề, chúng sẽ hạnh phúc hơn, tự tin hơn và độc lập hơn. Các con sẽ không cảm thấy thất vọng hay chán nản vì sự kém cỏi của mình. Đây cũng là lý giải cho thắc mắc tại sao phụ huynh nên dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề ngay từ khi còn nhỏ.
>>> Xem thêm:
- 5 bước dạy trẻ kỹ năng sống tự lập đơn giản cho cha mẹ
- Cách dạy con kỹ năng tự học hiệu quả cho cha mẹ
- Giáo dục “Lấy Trẻ Làm Trung Tâm” là gì? Xây dựng phương pháp “Lấy Trẻ Làm Trung Tâm” vận dụng hiệu quả | ISSP
6 kỹ năng giải quyết vấn đề mà trẻ cần có
Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe
Nếu trẻ được rèn luyện và trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp lưu loát và thuyết phục, trẻ sẽ kết nối các thành viên khác với nhau, mang lại hiệu quả học tập tích cực. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe cũng là yếu tố giúp các con của bố mẹ chiếm được lòng tin và sự chân thành của các bạn bè, anh chị. Lắng nghe để tiếp thu nhiều ý kiến, để có góc nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về một vấn đề, từ đó, trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- TOP 12+ kỹ năng ứng xử cho trẻ cha mẹ nên dạy bé từ khi còn nhỏ
- Kỹ năng xã hội là gì? 9 kỹ năng xã hội của trẻ mầm non cần thiết
- 8 Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn
Kỹ năng nghiên cứu
Quan sát, lắng nghe và nghiên cứu – đây là 3 thao tác mà không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng cần phải có khi gặp bất kỳ tình huống khó xử nào. Trẻ nghiên cứu các sự việc có liên quan để có cách xử lý vấn đề tốt nhất.
>>> Đọc thêm:
- TOP 10 cách dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non trong mọi tình huống
- Hướng dẫn trẻ kỹ năng lắng nghe hiệu quả
- Những kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em cha mẹ cần dạy con
Kỹ năng phân tích
Khi đứng trước một sự việc khó khăn nào đó, kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp cho trẻ có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhanh chóng hơn. Phân tích sự việc nào đúng, hành động nào sai – phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và sai, cái nên và không nên sẽ hỗ trợ trẻ đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: Phương pháp thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non – ISSP
Kỹ năng ra quyết định
Khi giải quyết vấn đề, đòi hỏi cần sự tham gia của nhiều học sinh với nhiều ý kiến xử lý tình huống khác nhau. Do đó, trẻ có nhiệm vụ làm trưởng nhóm cần có kỹ năng ra quyết định chính xác và sáng suốt nhất.
>>> Xem thêm:
- Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non
- Dạy trẻ kỹ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết
Kỹ năng quản lý rủi ro
Vấn đề xuất hiện sẽ kèm theo nhiều rủi ro phát sinh, nếu trẻ được trau dồi và trang bị thêm kỹ năng quản lý rủi ro, trẻ sẽ dễ dàng xác định và phòng tránh được những trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ đảm bảo được vấn đề được giải quyết một cách gọn gàng, rành mạch và không có bất cứ trở ngại, bất ngờ nào.
>>> Xem thêm:
- Kỹ năng thích nghi là gì? Dạy trẻ khả năng thích ứng với môi trường mới
- Dạy trẻ về bạo lực học đường ở Trường Quốc Tế Saigon Pearl
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng sáng tạo giúp trẻ nảy ra những ý tưởng độc đáo, bất ngờ mà không phải ai cũng có thể nghĩ ra. Điều này sẽ chứng tỏ được năng lực học tập và làm việc của trẻ có thể giúp ích cho bản thân và cả nhóm.
Phương pháp dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Để nuôi dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, các bậc phụ huynh có thể tham khảo phương pháp dưới đây:
Bước 1: Đặt câu hỏi giúp trẻ xác định vấn đề đang gặp phải:
Bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi mở, bố mẹ có thể giúp tháo gỡ những rắc rối của con trẻ đang gặp phải. Đứa trẻ chỉ cần xác định rõ được vấn đề cũng tạo ra sự khác biệt lớn đối với những đứa trẻ đang cảm thấy bế tắc. Ngoài ra, việc này còn giúp trẻ cải thiện khả năng trình bày vấn đề, chẳng hạn như “Con không có ai chơi cùng vào giờ ra chơi” hoặc “Con không chắc mình có nên học lớp toán cao cấp hay không.
>>> Xem thêm:
- Cách phát triển trí thông minh cho trẻ tốt nhất
- Tổng hợp 8 cách phát triển tự do sáng tạo cho trẻ
Trẻ tự tin trình bày những vấn đề đang gặp phải với thầy cô, cha mẹ (Nguồn: ISSP)
Bước 2: Cho trẻ tự tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề
Bước thứ hai trong phương pháp dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề là hãy dạy cho trẻ cách truy tìm các nguyên nhân làm phát sinh nên vấn đề bất ngờ đó. Trong mỗi tình huống khác nhau, bố mẹ nên cho trẻ cơ hội được lật ngược lại vấn đề, xem xét và phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Trong đầu của các con cần có những câu hỏi như “Vấn đề sai ở đâu, nguyên nhân do đâu?” … dựa vào đó, trẻ tự tìm ra nguyên nhân. Tránh bỏ sót những nguyên nhân quan trọng bị ẩn bên trong mà trẻ không nhận ra dẫn đến đưa ra những giải pháp sai lầm.
>>> Xem thêm:
- Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Quan Sát cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả Nhất
- 8 Phương pháp rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ
Bước 3: Tạo điều kiện cho con cơ hội phân tích và trình bày hướng giải quyết
Sau khi cho trẻ tự mình suy nghĩ và phân tích vấn đề, phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ bằng cách đặt những câu hỏi gợi mở. Hỏi con về lối suy nghĩ và hướng giải quyết mà các con nghĩ ra. Tiếp theo, bố mẹ sẽ dùng những câu hỏi như “Con nghĩ hướng giải quyết đó có thực sự là tốt nhất chưa?”,… – hành động này sẽ giúp con thêm một lần nữa được cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng hơn về sự việc.
Phụ huynh nên tạo điều kiện và môi trường cho trẻ có cơ hội giải quyết vấn đề (Nguồn: ISSP)
>>> Xem thêm:
- Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc giúp giữ trẻ được an toàn
- Hướng dẫn cách tham gia giao thông an toàn, hiệu quả
Bước 4: Gợi mở và định hướng con về giải pháp tốt nhất
Hãy trao đổi thẳng thắn và nói với trẻ rằng “con tìm ra được càng nhiều giải pháp các tốt và hãy thử các giải pháp kể cả khi chúng có kỳ quặc đi chăng nữa vì có thể chính sự kỳ quặc ấy lại đem đến cho con kết quả đáng mong đợi thì sao”. Ngoài ra, phụ huynh thực hiện định hướng và đưa ra những đóng góp ý kiến sau khi lắng nghe những lời trình bày của con.
>>> Xem thêm: Những kỹ năng xã hội cho trẻ cha mẹ nên dạy con từ sớm
Bước 5: Kiểm tra và đưa ra đánh giá
Bố mẹ nên xem xét và đánh giá tổng quan về những giải pháp mà con đưa ra, “con có cảm thấy hài lòng với hướng giải quyết đó không?”, “con có thực sự ổn không?”,… Những thao tác này sẽ giúp trẻ nhận định lại cảm xúc của bản thân, dựa vào đó, xây dựng và hình thành thói quen kiểm tra cho trẻ.
>>> Đọc thêm: Dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn, phòng chống điện giật
Những hoạt động giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Xử lý các tình huống trên bảng thông minh Phụ huynh có thể sử dụng những tình huống bất kỳ hoặc những bức tranh được đưa ra trên bảng thông minh cho trẻ lựa chọn để dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, có thể nâng cấp mức độ khó của các tình huống trên bảng thông minh. Bằng cách thực hiện đưa ra những câu hỏi, bắt trẻ phải tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến giải pháp của mình mà không có sự gợi ý, hỗ trợ nào. Phương pháp này sẽ kích thích và rèn luyện tốt cho trẻ về kỹ năng giải quyết vấn đề.
>>> Xem thêm: 5 Phương Pháp Phát Triển Não Phải Trẻ Em Hiệu Quả Giúp Trẻ Thông Minh
Xử lý tình huống trên bảng thông minh cùng các con (Nguồn: ISSP)
Đóng kịch Những màn ứng biến trên sân khấu của các nhân vật được hóa thân sẽ cho thấy được khả năng giải quyết vấn đề của con trẻ. Các con được tự do tư duy và suy nghĩ cách xử lý làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất. Khi xuất hiện bất cứ sự cố nào xảy ra trên sân khấu, các con sẽ là người linh hoạt ứng biến đầu tiên. Do đó, hoạt động đóng kịch sẽ giúp ích cực kỳ tốt cho khả năng phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
>>> Xem thêm: TOP 20+ trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non vui nhộn, hay nhất
Hoạt động nhóm
Trong một nhóm sẽ bao gồm nhiều thành viên với nhiều tính cách khác nhau. Do đó, để có thể hòa hợp và học tập nhóm thật tốt, trẻ phải biết thích nghi và chủ động giải quyết những vấn đề không may phát sinh. Cụ thể: kỹ năng giải quyết vấn đề được hình thành và rèn luyện thông qua những trường hợp như các bạn nhỏ cùng bàn nhau cách làm thế nào để giải quyết bài tập người quản trò giao; đồng thời làm thế nào để thống nhất được ý kiến với nhau khi các cá nhân nảy sinh xung đột. Hoạt động nhóm này thích hợp khi thực hiện ở trên lớp hay khi trẻ có nhiều bạn đến nhà chơi.
>>> Xem thêm:
- Cách dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non
- Phát triển toàn diện cho trẻ mầm non rất quan trọng – ISSP
Hoạt động làm việc nhóm sẽ giúp bé biết cách ứng xử và giải quyết vấn đề (Nguồn: ISSP)
Làm các sản phẩm thủ công Bố mẹ có thể cùng bé làm đồ handmade từ những đồ bỏ đi trong gia đình, giúp bé rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, tỉ mỉ, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời, hoạt động này cũng sẽ giúp trẻ suy nghĩ về hướng giải quyết cho các vấn đề khi cần tìm cách sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, để tạo ra thành phẩm theo ý muốn của bố mẹ.
>>> Xem thêm: Phương pháp Reggio Emilia – Phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non hiện đại
Những cách giúp phụ huynh dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Việc dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề cần rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi tính kiên nhẫn của bậc phụ huynh. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ:
- Cho phép con thất bại: Cha mẹ không nên quá khắt khe với trẻ, hãy cho trẻ không gian, cho phép trẻ mắc lỗi và khuyến khích trẻ thực hiện lại. Tránh việc hối thúc và làm thay điều đó cho con.
- Cho trẻ tự do lựa chọn: Đưa ra sự lựa chọn là cốt lõi để giải quyết vấn đề. Ba mẹ có thể cho trẻ lựa chọn từ những thứ đơn giản như: quần áo con mặc, giày con đi,… Ví dụ như” Con muốn đeo đôi giày đen hay đôi giày xanh”.
- Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi sáng tạo: Các trò chơi mang tính sáng tạo như: xây dựng bằng các khối, xây dựng pháp đài và vượt chướng ngại vật,… sẽ giúp trẻ thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề
- Đặt câu hỏi: Cha mẹ hãy cùng trẻ xác định vấn đề, phân chia công việc và cùng nhau thực hiện. Ngoài ra, hãy cùng trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng và đặt những câu hỏi xung quanh vấn đề để khuyến khích trẻ tự tìm ra hướng giải quyết.
Trường Quốc Tế Saigon Pearl dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề qua chương trình học theo khung Tú Tài Quốc Tế IB
Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là trường quốc tế tại TPHCM dành cho học sinh bậc mầm non và tiểu học. ISSP trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Cognita. Là trường đầu tiên tại TP. HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín là CIS (Council of International School) và NEASC (New England Association of Schools and Colleges). Hiện nay, ISSP còn được biết đến là trường giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP).
>>> Xem thêm:
- Phương pháp STEAM là gì? Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đúng cách?
- Montessori là gì? So sánh phương pháp giáo dục Montessori và Reggio Emilia
Những hoạt động giúp trẻ tự tin xử lý mọi tình huống (Nguồn: ISSP)
Học sinh được tham gia và phát triển kỹ năng với chương trình giáo dục ngoài trời
Tại trường Quốc Tế Saigon Pearl, trẻ không chỉ tập trung học tập tại lớp mà còn được nhà trường tạo điều kiện để tham gia vào các lớp học giáo dục ngoài trời. Các hoạt động này giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Không chỉ dừng lại ở việc giáo dục lý thuyết, học sinh tại đây còn được áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế bên ngoài. Trẻ sẽ được trải nghiệm trực tiếp vào quá trình trồng lúa, thu hoạch,… và được giao lưu văn hóa cùng người dân tại các địa điểm đối tác của ISSP. Thông qua những hoạt động thiết thực này, mỗi tình huống xảy ra trong chương trình giáo dục ngoài trời đều sẽ cho trẻ được những bài học quý giá cũng như những kinh nghiệm thực tiễn cho trẻ.
>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục và hoạt động ngoài trời tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl
Học sinh tỏ ra rất thích thú đối với những hoạt động ngoài trời (Nguồn: ISSP)
Phương pháp học tập theo kiểu truy vấn giúp kích thích não bộ phát triển
Đây là một trong những phương pháp học tập được nhiều trường quốc tế đang áp dụng hiện nay. Tại ISSP, thay vì được hướng dẫn, học sinh sẽ được kích thích sự tò mò, khuyến khích trải nghiệm và được trao quyền để khám phá các chủ đề khác nhau bằng cách tự đặt câu hỏi và tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho vấn đề gặp phải. Trong phương pháp mới này, giáo viên từ vai trò là người giảng dạy sẽ chuyển sang người điều phối, hướng dẫn các hoạt động học tập. Dựa vào đó, trẻ sẽ được phát huy thế mạnh và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề theo từng ngày.
Phương pháp học tập theo kiểu truy vấn kích thích não bộ của trẻ phát triển (Nguồn: ISSP)